Điều dưỡng viên có các quyền và trách nhiệm nghề nghiệp được qui định trong luật hành nghề, đây cũng là một công cụ để giám sát trách nhiệm của người điều dưỡng trước cộng đồng, xã hội.
Để được làm việc trong nghề điều dưỡng thì người điều dưỡng phải có các giấy tờ hợp lệ được pháp luật thừa nhận (bằng cấp hay chứng chỉ hành nghề…).
Điều dưỡng đã xây dựng cho mình một hệ thống học thuyết khoa học phong phú áp dụng vào chăm sóc người bệnh, nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượnggiáo dục nghề nghiệp.
Thực hành nghề điều dưỡng là các hoạt động cung cấp dịch vụ chăm sóc đến với “khách hàng” (hoặc người bệnh). Trong đó, người điều dưỡng xây dựng kế hoạch chăm sóc đối với từng người bệnh cụ thể bằng cách sử dụng quy trình điều dưỡng. Nó bao gồm nhiều bước dựa trên một quy trình khoa học ứng dụng các lý thuyết điều dưỡng, các kết quả của nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực điều dưỡng và y học.
Các chuyên ngành điều dưỡng
Hiện nay điều dưỡng được phát triển thành các lĩnh vực chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị và chăm sóc cho người bệnh theo từng lĩnh vực chuyên sâu. Các trường đào tạo cũng đã xây dựng những chương trình đào tạo riêng biệt để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho từng lĩnh vực đó.
Hiện tại chương trình đào tạo điều dưỡng đa khoa là phổ biến nhất. Sau khi người điều dưỡng tốt nghiệp chương trình này có thể tham gia các khóa học đào tạo chuyên môn cho từng lĩnh vực để trở thành các điều dưỡng chuyên ngành như: điều dưỡng Răng hàm mặt, điều dưỡng gây mê hồi sức, điều dưỡng mắt …
Về học vị, điều dưỡng có Tiến sỹ điều dưỡng, Thạc sỹ điều dưỡng, Điều dưỡng đại học, Điều dưỡng cao đẳng, Điều dưỡng trung cấp, Điều dưỡng sơ cấp.
Vị trí làm việc của ngành điều dưỡng
Người điều dưỡng sau khi được công nhận có chức năng hành nghề có thể làm việc độc lập hoặc phối hợp với các thành phần khác trong hệ thống y tế để làm việc tại: